Vì sao bạn nên là sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Đại học Trưng Vương

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc định hướng nghiên cứu đặt trọng tâm đào tạo vào việc bồi dưỡng kiến thức về phương pháp nghiên cứu, phát triển khả năng nghiên cứu độc lập, tư duy phê phán và hệ thống các kỹ năng nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng. Chương trình đào tạo ra những nhà chuyên môn có kiến thức lý thuyết nâng cao về ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc và các khoa học có liên quan, có kiến thức mở rộng và cập nhật về ngôn ngữ – văn hóa Trung Quốc, có hiểu biết rộng về bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề có liên quan như yêu cầu về đạo đức nghiên cứu, tính bảo mật thông tin, bản quyền, chủ quyền tác giả, đạo văn… để vận dụng chúng một cách chủ động, sáng tạo vào việc nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc; có tính linh hoạt và có năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng bổ trợ như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng xây dựng và phát triển các hướng nghiên cứu mới, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn.

Giờ hoc thư pháp của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung ĐH Trưng Vương

QUYỀN LỢI VÀ GIÁ TRỊ KHI LÀ SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG

Về kiến thức

* Kiến thức chuyên môn

– Nắm được kiến thức nền tảng chung về triết học, kiến thức chung về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhân sinh quan chân chính tiến bộ, thế giới quan khoa học tiên tiến, nhận thức đúng đắn về lý luận và đường lối chính trị của Đảng và nhà nước.

– Nắm được kiến thức cơ bản về một ngoại ngữ thứ hai ở mức trình độ (bậc 3 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).

* Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

– Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

– Có kiến thức chuyên sâu và hệ thống về phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng; Nắm vững các đường hướng, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật, thủ pháp và công cụ nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, các trường phái ngôn ngữ học như ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ học cải biến – tạo sinh, ngôn ngữ học chức năng, ngôn ngữ học tri nhận, …

– Nắm vững một cách có hệ thống, am hiểu một cách sâu sắc và chính xác về các hiện tượng, các khái niệm, các quan hệ và các quy luật phát triển thuộc kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Cụ thể:

Kiến thức cơ sở:

– Ngôn ngữ học đại cương;

– Ngôn ngữ học xã hội;

– Ngôn ngữ học đối chiếu;

– Giao tiếp liên văn hóa;

– Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, học viên có thêm kiến thức ngoại ngữ học thuật phù hợp với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

Kiến thức chuyên ngành:

– Ngữ âm tiếng Trung Quốc;

– Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Trung Quốc;

– Ngữ pháp tiếng Trung Quốc;

– Ngữ dụng học tiếng Trung Quốc;

– Đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt…

– Văn học Trung Quốc;

– Giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Trung Quốc về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục, v.v…

Về kỹ năng

* Kỹ năng chuyên môn

Có kỹ năng vận dụng các kiến thức nói trên trong việc giải quyết các công việc chuyên môn phù hợp với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và mọi công việc phát sinh liên quan tới ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với hiệu quả và tiến độ cao. Riêng về trình độ tiếng Trung Quốc, học viên có thể sử dụng tốt tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.

Có khả năng tương đối độc lập, sáng tạo phát hiện và giải quyết vấn đề khoa học: Có khả năng tự phát hiện và lựa chọn nghiên cứu các đối tượng khoa học thuộc các lĩnh vực ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc, đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt, giao thoa văn hóa…; Có khả năng tự xây dựng kế hoạch nghiên cứu và tự thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học trong các lĩnh vực nói trên.

* Kỹ năng bổ trợ

– Có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động với hiệu quả tối ưu để có khả năng sắp xếp thời gian, sức khỏe, công việc và điều kiện sinh hoạt một cách phù hợp nhất để thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, công tác với chất lượng, số lượng và tiến độ cao nhất trong thực tiễn.

– Có kỹ năng truyền đạt và tiếp thụ kiến thức để có khả năng truyền bá, giảng dạy các kiến thức đã lĩnh hội hoặc tự mình phát hiện tại các diễn đàn khoa học, tới đông đảo độc giả và người học, và có khả năng chủ động tiếp cận và tích cực lĩnh hội các thông tin khoa học mới mẻ, các hướng nghiên cứu mới, các phương pháp mới, v.v…

– Có kiến thức và kinh nghiệm thực hành một số kỹ năng vận dụng thực tế về văn hóa ứng xử, phép lịch sự trong giao tiếp, chiên lược giao tiếp, v.v… để gìn giữ và củng cố các quan hệ trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau, đặc biệt là với cộng đồng nói tiếng Trung Quốc, và tạo dựng sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng xã hội theo cách có lợi nhất đối với công việc của mình.

– Giao tiếp được bằng ngoại ngữ tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.

– Có khả năng giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác ở bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.

– Sử dụng thành thạo các công cụ tin học như các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn; thành thạo trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.

VỀ ĐẶC QUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG TỪ ĐƠN VỊ TÀI TRỢ (VIỆN QUẢN TRỊ SÁNG TẠO IIM)

Sinh viên ĐH Trưng Vương xuống doanh nghiệp tham quan

Viện IIM hỗ trợ các hoạt động Khởi nghiệp – Sáng tạo thông qua Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Trường; chương trình theo hệ sinh thái khởi nghiệp Quốc gia (Đề án 844).

+ Hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp, dự án và chương trình học tập làm việc cùng doanh nghiệp; tìm kiếm các nguồn tài trợ, học bổng hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo, mô hình khởi nghiệp cho sinh viên, các khóa đào tạo theo chương trình khởi nghiệp Quốc Gia;

+ Lồng ghép kiến thức khởi nghiệp, quản trị kinh doanh trong các môn học của Khoa Ngoại ngữ, Khoa Kinh tế, Khoa Luật; đồng hành cùng sinh viên đến hết khóa học.

+ Phối hợp cùng nhà trường xây dựng môi trường học tập thân thiện, trải nghiệm số gắn liền thực tế theo mô hình nhà trường – doanh nghiệp.

Ngoài ra, thông qua các cuộc thi khởi nghiệp hằng năm, Viện Quản trị Sáng tạo cam kết hỗ trợ sinh viên kết nối với các quỹ đầu tư, kêu gọi hỗ trợ vốn cho các dự án khả thi, có tính hiệu quả cao. Bên cạnh kiến thức nhận được từ chương trình đào tạo, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động do Viện tổ chức, chắc chắn dễ dàng thích nghi với công việc sau này, làm chủ môi trường làm việc mang tính cạnh tranh, quốc tế”.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp ngành này người học có khả năng làm việc ở các vị trí sau:

– Biên dịch, phiên dịch.

– Các ngành nghề sử dụng tiếng Trung Quốc như thương mại, du lịch.

– Chuyên viên văn phòng (sở ngoại vụ, các tổ chức ngoại giao, công ty nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa…)

Đặc biệt Sinh viên sau khi tốt nghiệp  được làm việc tại tập đoàn Hồ Gươm. Đây là tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam với các lĩnh vực chủ chốt là Sản xuất xuất khẩu – Bất động sản – Giáo dục đại học – Nông nghiệp sạch công nghệ cao – Công nghệ thông tin

 

081.6666.119