Ngôn ngữ Anh

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

  • Mã ngành: 7220101
  • Tên ngành: Ngôn ngữ Anh
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Văn bằng: Cử nhân đại học

Giới thiệu về chương trình đào tạo

Chương trình Cử nhân Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Trưng Vương được xây dựng năm 2021. Chương trình được xây dựng dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của nhiều trường như: Chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Anh trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Quản lý giáo dục, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Học viện báo chí tuyên truyền…..

Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có chuyên môn tốt, nhiệt tình và sáng tạo, luôn đổi mới trong tổ chức các hoạt động dạy và học.

Nhà trường bố trí những điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi nhất cho việc thực hiện và triển khai chương trình, đặc biệt phải kể đến: thư viện chuyên ngành, studio, phòng thực hành tiếng…

Chương trình Cử nhân Ngôn ngữ Anh có tính ứng dụng, thực hành cao. Ngoài việc cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa các nước nói tiếng Anh, phương pháp và kĩ thuật biên-phiên dịch, phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục trong trong dạy học môn tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, chương trình còn hình thành và phát triển ở người học kĩ năng tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc độc lập và hợp tác là những kĩ năng cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường.

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình cử nhân Ngôn ngữ Anh có đủ năng lực làm biên-phiên dịch viên, giáo viên dạy tiếng Anh và thực hiện một số công việc có liên quan đến tiếng Anh như, nhân viên văn phòng, quản lí dự án.

Các môn học trong chương trình được giảng viên, nhà khoa học, người sử dụng lao động và các bên liên quan khác đánh giá là cần thiết và hợp lý, có đủ kiến thức và kĩ năng chuyên môn, kĩ năng mềm đáp ứng được tương đối tốt yêu cầu của công việc.

Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình (tiếng Việt) Cử nhân Ngôn ngữ Anh
Tên chương trình (tiếng Anh) Bachelor of English Language
Mã ngành đào tạo: 7220201
Trường cấp bằng: Trường Đại học Trưng Vương
Tên gọi văn bằng: Cử nhân
Trình độ đào tạo: Đại học
Số tín chỉ yêu cầu: 128
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT
Thang điểm đánh giá 10
Điều kiện tốt nghiệp: – Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo: 128 tín chỉ;

– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ  trung bình trở lên;

– Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh và giáo dục thể chất;

– Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ: bậc 5 đối với tiếng Anh, bậc 3 đối với ngoại ngữ 2 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.

– Đạt chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin.

Vị trí việc làm: – Phiên dịch viên/ Biên dịch viên

– Giáo viên tiếng Anh

– Các công việc khác có liên quan đến tiếng Anh

Học tập nâng cao trình độ: Người tốt nghiệp có thể tiếp tục học thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước.

 Mục tiêu đào tạo

 Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh; có kiến thức và năng lực về ngôn ngữ và dịch thuật, có khả năng đảm nhiệm các vị trí công tác liên quan đến sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh, đặc biệt là dịch thuật công tác dịch thuật và biên tập trong các lĩnh vực, trong đó chủ yếu đặc biệt là lĩnh vực báo chí và truyền thông; có khả năng thích ứng linh hoạt với các điều kiện môi trường khác nhau; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở bậc học cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Mục tiêu cụ thể:

Kiến thức:
PO1. Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, về quốc phòng an ninh; có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất;
PO2. Có kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng phù hợp với chuyên ngành Biên dịch ngôn ngữ Anh;
PO3. Có đủ trình độ ngoại ngữ 2 để làm việc và học tập; đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc học sau đại học.
PO4. Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, ngữ pháp, ngữ âm, ngôn ngữ học đối chiếu, và lý thuyết dịch, và văn phong báo chí, văn học và văn hóa Anh-Mỹ
PO5. Có kiến thức chuyên sâu về dịch thuật nói chung và biên dịch văn bản nói riêng.
Kỹ năng
PO6. Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và các lĩnh vực chuyên môn khác.
PO7. Có kỹ năng nhận diện được sự tương đồng và khác biệt giữa hệ thống ngôn ngữ và văn hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt
PO8. Có kỹ năng dịch thuật, biên tập trong các lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, ứng dụng công nghệ trong dịch thuật
* Kỹ năng chung:
PO9. Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm;
PO10. Có kỹ năng tổng hợp, phân tích và xử lý tình huống trong dịch thuật;
PO11. Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công việc chuyên môn.
PO12. Có khả năng thích ứng cao để có thể đảm nhiệm công việc tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông, cũng như các cơ quan có mối quan hệ hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực như chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội…
PO13. Có kĩ năng học tập hiệu quả để có thể tự học nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề dịch thuật, ngôn ngữ, văn hoá hoặc văn hoá – văn minh của các nước Cộng đồng Anh ngữ.
Phẩm chất đạo đức
PO14. Có lập trường giai cấp vững vàng, lý tưởng cộng sản, bản lĩnh chính trị, tin tưởng tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
PO15. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tình cảm cách mạng trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao; say mê nghề nghiệp; có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị, sáng tạo.
Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm sau:
  • Biên tập viên, biên dịch viên tại các cơ sở biên, phiên dịch tiếng Anh như các đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, thư viện, các sở, ban, ngành, viện nghiên cứu, hãng hàng không, cơ quan ngoại giao, các công ty liên doanh với nước ngoài, các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, các cơ quan đơn vị có sử dụng tiếng Anh.
  • Cán bộ chuyên môn tại các cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ, văn hoá, văn học.
  • Cán bộ tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có liên quan đến ngoại ngữ
Trình độ Ngoại ngữ, Tin học
Người học sau khi tốt nghiệp có trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo, sử dụng ngoại ngữ thứ hai ở mức giao tiếp cơ bản, đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập.
Có kiến thức tin học cơ bản, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
Chuẩn đầu ra
Kiến thức
Kiến thức chung
PLO1. Vận dụng được các kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam.
PLO 2. Vận dụng được các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ…
PLO 3. Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong nghiên cứu.
Kiến thức chuyên biệt của ngành
PLO 4. Vận dụng được kiến thức về các lĩnh vực ngôn ngữ Anh , bao gồm ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, âm vị học, v.v; các kiến thức về văn hoá, văn học và phương pháp dạy học vào giải quyết vấn đề trong các hoạt động chuyên môn;
PLO 5. Vận dụng sáng tạo các kiến thức về dịch thuật, bao gồm các cách tiếp cận, phương pháp và kỹ thuật dịch vào quá trình biên, phiên dịch, biên tập, đánh giá bản dịch và giải quyết các vấn đề trong chuyên môn dịch thuật;
PLO 6. Vận dụng sáng tạo các kiến thức về ngôn ngữ, văn phong báo chí; kiến thức về các lĩnh vực chuyên ngành trong quá trình biên, phiên dịch;

 Kỹ năng

Kỹ năng chung

PLO 7. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ 2 bậc 3/6 theo mô tả trong Khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam, ban hành kèm thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

PLO 8. Kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông trình độ cơ bản theo mô tả trong Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ban hành kèm thông tư 03/2014/TT- BTTTT.

Kỹ năng chuyên biệt

PLO 9. Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và trong lĩnh vực chuyên môn.
PLO 10. Kỹ năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề lý luận trong ngôn ngữ Anh;
PLO 11. Kỹ năng biên dịch thành thạo, đánh giá chất lượng bản dịch, giải quyết vấn đề trong dịch thuật, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm cơ bản trong dịch thuật;
PLO 12. Kỹ năng cơ bản trong dạy học tiếng Anh; 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
PLO 13. Kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.
PLO 14. Kỹ năng phân tích, phản biện, tổng hợp thông tin và giải quyết vấn đề, tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.
PLO 15. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thi, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp

Thang điểm:

Thực hiện theo điều 9 và điều 10 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/03/2021 ban hành “Quy chế đào tạo đại học” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0-10), làm tròn đến phần nguyên. Việc đánh giá và xếp loại kết quả học tập được quy định như sau:

Loại Điểm Loại
Đạt A (từ 8,5 đến 10) Giỏi
B (từ 7 đến dưới 8,5) Khá
C (từ 5,5 đến dưới 7) Trung bình
D (từ 4 đến dưới 5,5) Trung bình yếu
Không đạt F (dưới 4) Kém

 Cấu trúc chương trình

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 128 tín chỉ (chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh), trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương 33
– Khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 11
– Khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn 10
Bắt buộc: 8
Tự chọn: 2/6
– Ngoại ngữ 2 (tự chọn) 12/24
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 85
–   Kiến thức cơ sở ngành 11
Bắt buộc: 9
Tự chọn: 2/6
–    Kiến thức chuyên ngành 74
Bắt buộc: 65
Tự chọn: 6/21
Kiến tập nghề nghiệp 3
–    Thực tập tốt nghiệp 4
–    Khóa luận/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 6
Tổng 128

Nội dung chương trình

TT Mã học

phần

Tên học phần Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)
1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
1.1. Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
1 MCCB001 Triết học

Mác– Lênin

Cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng hợp, có hệ thống những vấn đề về của triết học Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử); từ đó, người học có cơ và phương pháp nghiên cứu, học tập hợp lý, vận dụng vào quá trình đánh giá các hiện tượng đời sống.
2 MCCB002 Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nội dung học phần gồm kiến thức về các phạm trù kinh tế cơ bản: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả, cạnh tranh, cung cầu, giá trị thặng dư, tư bản, tích lũy, tuần hoàn, chu chuyển của tưbản, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản nông nghiệp, địa tô tư bản, chủ nghĩa tư bản độc quyền, sở hữu, thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hang hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, …
3 MCCB003 Chủ nghĩa xã

hội khoa học

Trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nguyên lý của CNXHKH: quy luật ra đời và phát triển của hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; các vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình xây dựng xã hội XHCN
4 MCCB004 Lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam

Những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời của Đảng CSVN, sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH từ năm 1930 đến nay.
5 MCCB005 Tư tưởng Hồ

Chí Minh

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn học; nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về nhân văn, đạo đức và văn hóa.
1.2. Khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn
Bắt buộc
6 MCCB006 Pháp luật đại cương Bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước nói chung và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng; Những kiến thức cơ bản về pháp luật và hệ thống pháp luật XHCN; Những kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
7 MCCB007 Tin học Trang bị các kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin, sử dụng máy tính và mạng; sử dụng các phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word.), xử lý bảng tính (Microsoft Excel), thiết kế trình chiếu (Microsoft Powerpoint…) và yêu cầu sinh viên làm bài tập ứng dụng
8 MCCB008 Kỹ năng mềm Học phần Kỹ năng mềm cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng như kỹ năng giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao. Các kỹ năng trong quá trình làm việc nhóm như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết các xung đột…. Đồng thời học phần này còn trang bị cho sinh viên cách thức kỹ năng trong quá trình tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.
Tự chọn
9 MCCB009 Lịch sử văn

minh thế giới

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nền văn minh lớn của nhân loại trong tiến trình lịch sử. Trên cơ sở đó, người học nâng cao phông kiến thức về văn hoá thế giới trong hội nhập và phát triển để xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của lịch sử.
10 MCCB010 Quan hệ công chúng Trang bị cơ sở lý thuyết chung của quan hệ công chúng, những kiến thức về khái niệm, vai trò, chức năng, quá trình hình thành và phát triển của quan hệ công chúng trên thế giới và tại Việt Nam. Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm kỹ năng lập kế hoạch, xử lý khủng hoảng, quan hệ báo chí và tổ chức sự kiện. Môn học cũng trang bị cho sinh viên những nguyên tắc tác nghiệp, kỹ năng vận dụng công cụ quan hệ công chúng vào các lĩnh vực chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp trong nhiều tình huống như thuyết trình, tranh luận, liên hệ với các nhóm đối tượng khác nhau.
11 MCCB011 Đạo đức học Nội dung học phần gồm quy luật hình thành phát triển của đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học, các phẩm chất đạo đức cá nhân và các giá trị đạo đức truyền thống. Người học rút ra ý nghĩa, bài học để vận dụng vào thực tiễn nhằm điều chỉnh suy nghĩ và hoạt động con người theo nguyên tắc hướng tới chân, thiện, mỹ.
1.3. Ngoại ngữ 2 (tự chọn tiếng Trung hoặc tiếng Hàn)
12 NNTQ012 Tiếng Trung 1 Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần ngữ âm, các nét cơ bản và các nguyên tắc viết chữ Hán đề có thể viết chữ Hán. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản như: chào hỏi, giới thiệu được bản thân, gia đình, bạn bè, mua bán….Rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, viết với các chủ đề đơn giản.
13 NNTQ013 Tiếng Trung 2 Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản vềcách viết chữ Hán, so sánh được một số âm Hán Việt, nắm được một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản, cung cấp từ vựng cơ bản để trình bày về các chủ điểm thông thường như công việc, sở thích, học tập, gia đình… Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết tiếng Hán ở mức độ tiền trung cấp.
14 NNTQ014 Tiếng Trung 3 Môn học cung cấp kiến thức về các loại câu trong tiếng Hán và cách diễn đạt phổ biến với các chủ điểm gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp trong những tình huống đơn giản thông qua việc trao đổi thông tin trực tiếp. Miêu tả về các tình huống giao tiếp và những vấn đề gần gũi, liên quan trực tiếp đến cuộc sống. Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Trung HSK3 nhằm giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra phù hợp
2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
2.1. Kiến thức cơ sở ngành
Bắt buộc
15 CSEN015 Tiếng Việt thực

hành

Gồm những nội dung cơ bản, khái quát về lý thuyết tiếng Việt và thực hành tiếng Việt. Sinhviên thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện, sáng tạo sản phẩm báo chí bằng ngôn từ.
16 CSEN016 Ngôn ngữ học

đối chiếu

So sánh hai hệ thống ngôn ngữ (Tiếng Anh và tiếng Việt) từ các đơn vị nhỏ nhất đến lớn nhất: âm vị– hình vị– từ– ngữ– cú – câu, thấy rõ những nét giống và khác nhau ở các cấp độ đó. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống ngôn ngữ, kết hợp với các yếu tố văn hoá và những ảnh hưởng khác, làm cơ sở cho sinh viên tìm được cách thể hiện tương đương của ngôn ngữ đích trong quá trình dịch thuật
17 CSEN017 Dẫn luận ngôn

ngữ

Cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngữ và văn hoá, giữa ngôn ngữ và tư duy. Những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Tự chọn
18 CSEN018 Cơ sở văn hoá

Việt Nam

Cung cấp những kiến thức nền tảng, chung nhất về văn hóa Việt Nam trên các mặt: nhữngvấn đề lý luận cơ bản về văn hóa; diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; vấn đề giao lưu tiếp biến trong văn hóa Việt Nam; mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường…
19 CSEN019 Phương pháp NCKH xã hội nhân văn Nội dung học phần gồm: nhập môn phương pháp nghiên cứu khoa học; vấn đề nghiên cứu, xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu; đề tài nghiên cứu khoa học: Căn cứ lựa chọn đề tài khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết cho một đề tài khoa học; xây dựng đề cương nghiên cứu một đề tài khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; phương pháp và phân loại phương pháp nghiên cứu; một số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
20 CSEN020 Ngôn ngữ học

đại cương

Những kiến thức cơ bản và khái quát về các vấn đề ngôn ngữ học đại cương và trong báo chí – truyền thông; các kỹ năng xử lý ngôn từ, kỹ năng sáng tạo ngôn ngữ trong mối quan hệ với đối tượng tiếp nhận.
2.2. Kiến thức chuyên ngành
Bắt buộc
21 CNEN021 Ngữ âm – âm

vị học

Khái niệm cơ bản về ngữ âm và âm vị học. Những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả âm thanh lời nói và hệ thống kí hiệu phiên âm tiếng Anh.Những đặc điểm cơ bản của phụ âm và nguyên âm tiếng Anh; các quy luật biến đổi âm của âm vị tiếng Anh
22 CNEN022 Từ vựng học Khái niệm cơ bản và các vấn đề về từ vựng học, cấu trúc từ và các phương thức cấu tạo từ, nghĩa của từ các mối quan hệ từ vựng
23 CNEN023 Ngữ pháp Cung cấp các khái niệm cơ bản về Hình thái học và Cú pháp học, những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả cấu tạo từ loại và các cụm từ cơ bản trong tiếng Anh; Những đặc điểm cơ bản của danh từ, tính từ, động từ và trạng từ tiếng anh, phương thức cấu tạo từ chủ yếu và thứ yếu. cung cấp khái niệm cơ bản về câu và cú, Những khái niệm cơ bản về thành tố của câu, quan hệ giữa các loại động từ và các kiểu câu cú.
24 CNEN024 Nghe 1 Học phần Nghe 1 được xây dựng nhằm hướng dẫn và rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng nghe hiểu tương đương trình độ B1. Thể loại và ngữ cảnh bài nghe đa dạng bao gồm giao tiếp hàng ngày, hội thoại trao đổi, bài nói chuyện, bài giảng, tin ngắn. Tốc độ bài nghe chậm và vừa phải, phát âm rõ ràng. Học phần tập trung vào các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống. Ngữ liệu được xây dựng dựa trên định dạng nội dung và câu hỏi trong các kỳ thi năng lực quen thuộc như IELTS, VSTEP…, tuy nhiên sinh viên cũng được tiếp cận các nguồn nghe thực tế khác như tin tức đa phương tiện. Học phần hướng dẫn sinh viên các phương pháp cải thiện năng lực Nghe hiểu
25 CNEN025 Nói 1 Học phần nói 1 giúp sinh viên có thể hiểu ý chính về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Sinh viên được yêu cầu cấp A2-B1, có thể phát âm chuẩn, giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Sử dụng tiếng Anh để thể hiện ý kiến về các vấn đề đang nhận được sự quan tâm trên các phương tiện truyền thông. Rèn luyện kỹ năng trình bày, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong các chương trình phỏng vấn trực tiếp, talk show, đối thoại trực tuyến, trả lời trực tuyến và giúp các em có phong thái tự tin thể hiện trước đông người.
26 CNEN026 Đọc 1 Học phần đọc 1 nhằm trang bị cho sinh viên một lượng từ vựng học thuật cấp độ B1-B2. Đồng thời, học phần nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng đọc nhất định, thông qua các bài đọc học thuật và các hoạt động trên lớp.
27 CNEN027 Viết 1 Học phần nhằm phát triển cho sinh viên các kiến thức cấp độ B1+, kỹ năng, luyện tập bằng cách vận dụng lý thuyết để viết thư cho người thân, thư thương mại, hoặc hồ sơ xin việc trong những tình huống thực tế. Người học cũng hình thành thái độ nghiêm túc, khách quan trong quá trình viết thư và áp dụng trong thực tế.
28 CNEN028 Nghe 2 Học phần Nghe 2 giúp sinh viên củng cố kỹ năng nghe hiểu đã được giới thiệu và luyện tập ở học phần 1, đảm bảo sinh viên đạt trình độ B1+. Thể loại và ngữ cảnh bài nghe đa dạng hơn học phần 1 bao gồm giao tiếp hàng ngày, hội thoại trao đổi, bài nói chuyện, thông báo, bài giảng, tin ngắn, phim tài liệu ngắn. Tốc độ bài nghe vừa phải, phát âm rõ ràng. Nội dung tập trung vào các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống. Học phần bổ sung một số bài nghe phức tạp hơn về hàm ý và nâng cao hơn về mặt từ vựng so với học phần 1. Học phần giúp sinh viên nâng cao tính độc lập trong thực hành Nghe hiểu.
29 CNEN029 Nói 2 Học phần Thực hành Nói 2, tiếp theo Thực hành Nói 1, nhằm giúp cho sinh viên phát triển kỹ năng nói hướng tới cấp độ B1 (Trung cấp) theo khung CEFR (Common European Framework). Đây cũng là tiền đề để sinh viên có thể học tiếp môn Thực hành Nói 3 (Cấp độ B2 – Trung cao cấp). Sau khi hoàn tất chương trình, ngoài việc sinh viên có thể tham gia thảo luận các chủ đề đã học một cách thuyết phục và có hệ thống ở trình độ trung cao, sinh viên còn xây dựng được những kỹ năng cơ bản cần thiết phục vụ các môn chuyên ngành.
30 CNEN030 Đọc 2 Học phần đọc 2 nhằm trang bị cho sinh viên một lượng từ vựng học thuật nhất định cấp độ B2-B2+ thông qua các chủ đề bài học khác nhau và các hoạt động đọc trên lớp. Đồng thời, học phần nhằm củng cố các kỹ năng đọc sinh viên đã được học ở học phần 1 và giúp sinh viên tiếp tục phát triển những kỹ năng đọc này, thông qua các bài đọc học thuật và các hoạt động trên lớp.
31 CNEN031 Viết 2 Học phần cung cấp cho sinh viên lượng từ vựng vựng và kiến thức nhất định ở cấp độ B2. thông qua các dạng viết về mô tả và tóm tắt một bản báo cáo về biểu đồ (Line graph, Pie chart, Bar chart, diagram, map, table). Chú trọng vào cấu trúc viết của một bài báo cáo, tính mạch lạc, cấu trúc ngôn ngữ, từ vựng và mức độ hoàn thành bài.
32 CNEN032 Nghe 3 Học phần Nghe 3 giúp sinh viên đạt được kỹ năng nghe hiểu tương đương trình độ B2. Thể loại và ngữ cảnh bài nghe tương tự như học phần 2 nhưng độ dài và tính phức tạp, độ khó của từ vựng tăng lên. Tốc độ bài nghe gần với tốc độ người bản xứ, giọng nói đa dạng. Nội dung tập trung vào các chủ đề quen thuộc có tăng cường nội dung học thuật. Học phần đề cao tính tự lập, sáng tạo của sinh viên trong thực hành Nghe hiểu.
33 CNEN033 Nói 3 Học phần Nói 3 nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về hình thức nói ở cấp độ vận dụng tương đối tự nhiên, tương đương ở trình độ B1+ – B2 (dựa trên Khung chung Châu Âu- CEFR), và các chiến lược nói để sinh viên có thể giao tiếp trực diện một cách trực diện, biểu cảm một cách thành thạo. ý kiến và trình bày lý lẽ. Ngoài ra, sinh viên còn được nâng cao vốn từ vựng và kiến thức tổng hợp; tăng năng lực tự học, nghiên cứu, khai thác tài liệu liên quan đến chủ đề bài học.
34 CNEN034 Đọc 3 Học phần đọc 3 nhằm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng đọc đã được học ở học phần 1 và học phần 2. Đồng thời, học phần đọc 3 nhằm trang bị cho sinh viên một lượng từ vựng học thuật nhất định theo các chủ đề bài học cấp độ B2-C1 thông qua các chủ đề bài học khác nhau và các hoạt động đọc trên lớp.
35 CNEN035 Viết 3 Học phần nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng viết các dạng bài luận học thuật trong tiếng Anh ở trình độ B2+ – C1, chú trọng các tiêu chí về tính mạch lạc, kết dính, cấu trúc ngôn ngữ, từ vựng và mức độ hoàn thành bài.
36 CNEN036 Nghe 4 Học phần Nghe 4 giúp sinh viên củng cố những kỹ năng nghe hiểu đã được rèn luyện ở học phần 3, đảm bảo sinh viên đạt trình độ B2+. Thể loại và ngữ cảnh bài nghe đa dạng, tang cường ngữ liệu học thuật, và ngữ liệu gần với đời sống thực (tốc độ tương đối nhanh, có âm thanh nền và giọng địa phương). Học phần đề cao tính tự lập, sáng tạo và kiên trì của sinh viên trong thực hành Nghe hiểu.
37 CNEN037 Nói 4 Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các chủ điểm và tình huống đã được học trong chương trình; hoàn thiện phát âm và ngữ điệu nói tiếng Anh nhờ việc sử dụng kết hợp các phương tiện kỹ thuật như băng, đĩa và giáo cụ trực quan. Sinh viên có thể giao tiếp thông qua các chủ điểm, trao đổi thông tin, trình bày quan điểm, thái độ, cảm xúc.
38 CNEN038 Đọc 4 Học phần đọc 4 nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng đọc bài báo từ ngắn đến dài, với độ khó tăng dần và giúp sinh viên phát triển những kỹ năng này. Đồng thời học phần đọc 4 giúp trang bị cho sinh viên một lượng từ vựng báo chí nhất định, và lượng từ vựng theo các chủ đề khác nhau.
39 CNEN039 Viết 4 Học phần cung cấp kiến thứ về các đặc điểm, tiêu chí cơ bản của viết tin, nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng viết các loại tin.; đảm bảo sinh viên đạt trình độ B2+ – C1. Chú trọng các dạng cấu trúc tin, kỹ thuật viết tin, cách dẫn nhập (mở đầu, khởi, lead) và đặt tít (title) căn bản. Sinh viên có khả năng viết các tin ngắn về các sự kiện xảy ra trong cuộc sống
40 CNEN040 Lý thuyết dịch Bản chất của việc phiên dịch, các thể loại phiên dịch, các nguyên tắc cơ bản của dịch thuật,Các giai đoạn cơ bản của quá trình phiên dịch, Mô hình và các đặc điểm của quá trình phiên dịch như một quá trình giao tiếp
41 CNEN041 Biên dịch 1

 

Thực hành các kỹ thuật phân tích văn bản, tra cứu thông tin (research skills), chuyển dịch vănbản; Vận dung các phương pháp, kỹ thuật dịch vào dịch từ, câu, đoạn văn và các văn bản ngắn (khoảng 200 từ) về các chủ đề quen thuộc (Anh – Việt 70% & Việt – Anh 30%?),
42 CNEN042 Phiên dịch 1

 

Học phần Phiên dịch Anh – Việt được thưc hiện với mục tiêu giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về phiên dich từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Qua đó sinh viên nắm được cấu trúc câu đặc trưng và vốn từ vựng phong phú của cả hai ngôn ngữ để phiên dịch chính xác nội dung. Các bài học còn được thiết kế nhằm giúp sinh viên hình thành thói quen ghi nhớ, ghi chú nhanh thông tin khi nghe cũng như khả năng phản xạ tốt phục vụ cho công việc.
43 CNEN043 Biên dịch 2

 

Thực hành dịch các văn bản thuộc các Các kĩ năng phân tích văn bản ngôn ngữ nguồn và thể hiện nội dung trên cơ sở tư duy bằng ngôn ngữ đích; nhận biết những ảnh hưởng của giao thoa văn hóa trong dịch thuật. Các kĩ năng phân tích văn bản ngôn ngữ nguồn được thể hiện một cách hiển ngôn và hàm ngôn. Làm quen với dịch các văn bản thuộc các chủ đề mang tính chất chuyên ngành. Thực hành dịch các văn bản có văn phong trang trọng thuộc các chủ đề thông dụng với độ dài khoảng 200-300 từ. Thực hành các kĩ năng phân tích văn bản ngôn ngữ nguồn và thể hiện nội dung trên cơ sở tư duy bằng ngôn ngữ đích; nhận biết những ảnh hưởng của giao thoa văn hóa trong dịch thuật.
44 CNEN044  

Phiên dịch 2

 

Về kiến thức: Giúp sinh viên tăng cường vốn từ vựng liên quan đến chuyên ngành; nắm vững lý thuyết cơ bản của dịch thuật, các phương pháp dịch thuật, các cấu trúc ngữ pháp, những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong các kiểu phiên dịch Anh -Việt, Việt – Anh liên quan đến các chủ đề khác nhau.

Về kỹ năng: sinh viên có thể dịch nói (dịch đuổi) ở mức độ cơ bản giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt, Việt – Anh trong các chủ đề quen thuộc cũng như một số chuyên ngành phổ biến, có khả năng nghe và dịch xuôi hoặc dịch ngược bằng kỹ thuật decoding (giải mã) và paraphrasing (diễn đạt lại theo cách khác).

45 CNEN045 Phương pháp

giảng dạy tiếng Anh

Ở học phần này, sinh viên được cung cấp các khái niệm phương pháp và kỹ thuật dạy học, phân tích nội dung, tác dụng của các phương pháp dạy học chung và các phương pháp dạy học tiếng Anh.
46 CNEN046 Đất nước học

Anh – Mỹ

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đời sống văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế, địa lý của hai quốc gia nói tiếng Anh là vương quốc Anh và hợp chủng quốc Hoa kỳ. Môn học cung cấp nền tảng để tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đó trong tiếp thu ngôn ngữ anh, trong hoạt động giao tiếp liên văn hoá phát triển kỹ năng ngôn ngữ và một số kỹ năng thực hành như phân tích, thuyết trình, tranh luận và làm việc nhóm. Sinh viên có thái độ ý thức, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức và làm việc cá nhân và tập thể.
47 CNEN047 Văn học Anh – Mỹ Trích đọc và phân tích ngôn ngữ, nội dung, đặc điểm nhận vật, ý nghĩa, bài học của các tác phẩm nguyên bản. Nhận xét được tính nhân văn của tác phẩm văn học, qua đó biết đánh giá phong cách viết của một tác giả; sự phát triển của văn học Anh và Mỹ. Hiểu được xã hội và thời đại của nước Anh và Mỹ phản ánh trong các tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn, thơ hay kịch.
48 CNEN048 Kiến tập nghề nghiệp Sinh viên tham gia hoạt động thực tiễn về sử dụng ngôn ngữ Anh, cụ thể là việc ứng dụng trong hoạt động biên phiên dịch, giảng dạy. Sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động dịch thuật, giảng dạy…..
Tự chọn
49 CNEN049 Giao thoa văn hóa Những kiến thức cơ bản về sự giống nhau và khác nhau giữa văn hoá Anh, Mĩ, các nước nói tiếng Anh và văn hoá Việt Nam, các biểu hiện sự khác biệt trong sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp
50 CNEN050 Phân tích diễn ngôn Khái niệm cơ bản về phân tích diễn ngôn. Khái niệm cơ bản về liên kết và mạch lạc. Khái niệm cơ bản và các trường hợp cụ thể của các phương tiện liên kết. Khái niệm cơ bản về ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong việc hiểu và sản sinh diễn ngôn, cách thể hiện nội dung của diễn ngôn, cấu trúc tổ chức của diễn ngôn
51 CNEN051 Ngữ nghĩa Khái niệm cơ bản về nghĩa, phương pháp phân tích thành tố nghĩa. Các quan niệm truyền thống về ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp cũng như các kiến giải truyền thống về hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, v.v. Các quan hệ ý (sense relations). Quan niệm về mệnh đề và cú pháp lô gic.Ý nghĩa của câu và của phát ngôn (bao gồm các cách nhìn nhận về hàm ngôn, tiền giả định..)
52 CNEN052 Ngữ dụng Khái niệm về ngữ dụng và mối quan hệ giữa cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các khái niệm cơ bản như sự quy chiếu, tiền giả định, hành động lời nói, hiển ngôn, hàm ngôn… Khái niệm văn bản và phân tích văn bản. Khái niệm về liên kết và mạch lạc của văn bản. Khái niệm về ngữ dụng học giao văn hoá
53 CNEN053 Kỹ năng viết báo cáo Cung cấp kiến thức về những đặc điểm của báo cáo, các loại báo cáo, cách thu thập và phân tích số liệu, một số đặc điểm khác của báo cáo trong thương mại; cách viết báo cáo và phát triển kỹ năng qua các bài tập được giao, tìm và tự nghiên cứu tài liệu
54 CNEN054 Kỹ năng viết tin tiếng Anh Cung cấp kiến thức về các đặc điểm cơ bản của tin tức và cách viết tin trên báo tiếng Anh, thực hành luyện tập viết tin ngắn về các sự kiện thường xảy ra dựa trên các thông tin được cung cấp hoặc thu thập được.
55 CNEN055 Công nghệ với

dịch thuật

Cung cấp kiến thức và kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc của một biên dịch viên chuyên nghiệp, các kỹ năng sử dụng Wordfast đã được hướng dẫn để dịch hoàn chỉnh 1 văn bản, kỹ năng tra cứu thông tin trên internet phục vụ công việc biên dịch chuyên nghiệp, cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc của một biên dịch viên chuyên nghiệp
4.Thực tập, khóa luận tốt nghiệp
56 CNEN056 Thực tập tốt nghiệp Tìm hiểu và tham gia vào quy trình hoạt động dịch và biên dịch tác phẩm tại một đơn vị báo chí cụ thể nơi sinh viên đến thực tập. Sinh viên tham gia các hoạt động dịch và biên dịch, đăng tải trên sản phẩm báo chí.
57 CNEN057 Khóa luận tốt nghiệp Thực hiện một nghiên cứu, khảo sát về một vấn đề liên quan đến sử dụng ngôn ngữ Anh trong giao tiếp hoặc trong các ngôn bản, đặc biệt chú trọng đến các ngôn bản báo chí và các kĩ năng biên phiên dịch các tác phẩm truyền thông.
5.Học phần thay thế  (SV không làm KLTN)
58 CNEN058 Biên – Phiên dịch nâng cao
59 CNEN059 Kiểm tra, đánh giá trong GD tiếng Anh

 

081.6666.119