Thí sinh cân nhắc xét tuyển vào các trường ĐH khi học phí tăng

Nhiều thí sinh đã  tính đến phương án thay đổi nguyện vọng sau khi nghe tin học phí tăng trong năm học tới.

Tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, CNKT Ô tô, Điều Dưỡng năm 2024

Tuyển sinh Đại học VLVH ngành Ngôn Ngữ Anh
Tuyển sinh Đại học VLVH ngành Ngôn Trung Quốc

Học phí trở thành tiêu chí hàng đầu khi chọn trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Cụ thể, học phí sẽ tiếp tục tăng trong các năm học tiếp theo với nhóm trường chưa tự chủ. Đáng chú ý, khối ngành y dược có mức học phí cao nhất trong số các khối ngành đào tạo bậc đại học.

Nguyễn Văn Dũng – học sinh lớp 12, Trường THPT C Phủ Lý (Hà Nam) – vốn định đăng ký xét tuyển ngành Y khoa của Trường Đại học Y Hà Nội và ngành Dược học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội nhưng nay em đang cân nhắc đến việc thay đổi trường hoặc ngành học.

“Học phí ngành y dược tăng cao trong năm học tiếp theo khiến em phân vân không biết nên đổi ngành học không hay chỉ nên đổi trường xét tuyển. Nếu đổi trường, có thể em sẽ chọn học ở Nam Định hoặc Vinh, vì như thế sẽ giảm được một chút chi phí sinh hoạt, tiền đi lại để bù vào tiền học phí.

Còn nếu đổi ngành học thì em dự định lựa chọn ngành Sư phạm Sinh học và Hóa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Với phương án này, gia đình sẽ bớt đi gánh nặng về mặt kinh tế, vì không phải lo tiền học phí cho em” – Dũng cho hay.

Trong khi đó, em Lê Thị Hải Vân – học sinh lớp 12, Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) – ngay từ đầu đã đưa học phí trở thành một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn ngành, chọn trường.

“Do gia đình em không có nhiều điều kiện, nên ngay từ đầu em đã cân nhắc chọn ngành, chọn trường có học phí phù hợp với kinh tế của gia đình. Hiện em dự tính đăng ký ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế) và Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng).

So với mặt bằng chung, hai trường này có mức học phí thấp hơn nhiều và chi phí sinh hoạt cũng không quá đắt đỏ như ở Hà Nội hay TP.HCM” – Hải Vân chia sẻ.

Học phí tăng, chất lượng đào tạo cũng phải tăng

Liên quan đến vấn đề tăng học phí đại học, nhiều thí sinh và phụ huynh cho rằng, nếu tiến hành tăng học phí, thì chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất của các trường cũng phải được nâng lên.

Chị Phạm Thị Thúy Linh – phụ huynh tại Thủ Đức (TPHCM) – hi vọng sau khi tăng học phí, các trường đại học sẽ cải thiện chất lượng đào tạo và tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất.

“Nếu học phí tăng thì nhà trường cũng phải có thay đổi để tương xứng với số tiền học phí chúng tôi đã bỏ ra cho con em mình đi học. Theo đó, thay đổi các trường cần thực hiện đầu tiên, đó là chất lượng dạy học. Nếu học phí tăng, nhưng chất lượng giáo dục không đảm bảo, mọi thứ vẫn như cũ thì tại sao phải tăng học phí.

Đối với một số khía cạnh khác như cơ sở vật chất, chính sách học bổng, miễn giảm học phí, nhà trường có thể thực hiện sau. Nhưng riêng chất lượng dạy học, cần phải được thay đổi ngay” – chị Linh nói.

Đăng ký trực tuyến

Tìm hiểu thêm về Khoa Ngoại ngữ – Đại học Trưng Vương

Tầng 12A, tòa C, tòa nhà Hồ Gươm Plaza, số 102 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Nguồn: Sưu tầm và Tổng hợp thông tin

 

081.6666.119