Ngành Luật và ngành Luật kinh tế

Kinh tế phát triển, Các vấn đề về chính sách kinh tế của doanh nghiệp cần được chú trọng, nhất là khi vai trò của pháp luật ngày càng được đề cao. Vì vậy, càng ngày nhóm nhân lực khối ngành luật càng được săn đón. Luật là một trong những ngành có phạm vi khá rộng rãi, nó không chỉ đơn thuần là một ngành luật cơ bản, mà bên trong nó bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó có chuyên ngành Luật kinh tế và Luật.

 Nhiều bạn trẻ đang trong quá trình phân vân, đắn đo không biết nên học Luật hay Luật kinh tế.

Định nghĩa về luật và luật kinh tế

Trước khi đi tìm lời giải cho câu hỏi nên học luật hay luật kinh tế. Ta làm rõ hơn về khái niệm cũng như các vấn đề liên quan.

Khái niệm Luật

Luật là một ngành khoa học pháp lý. Luật tập trung nghiên cứu pháp luật, thực tiễn pháp lý của Việt Nam và quốc tế. Đối với sinh viên luật, các bạn sẽ được học những kiến thức pháp luật như Luật Hiến pháp, luật hình sự, luật thương mại, luật lao động,…. Ngoài ra, các bạn sinh viên luật sẽ được học thêm những kiến thức về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế liên quan đến chuyên ngành luật.

Khái niệm Luật Kinh tế

Luật kinh tế là ngành học có sự kết hợp giữa Luật và các kiến thức về kinh tế và thương mại. Chính xác hơn, luật kinh tế là tổng hợp của những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh, tranh chấp trong quá trình hoạt động kinh tế, đầu tư,… Luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ chính, đó là: mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh ( doanh nghiệp ) với nhau. Bên cạnh đó, luật kinh tế còn có thể điều chỉnh mối quan hệ kinh tế nội bộ trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Điểm khác nhau giữa luật và luật kinh tế

Khi đề cập đến vấn đề nên học Luật hay Luật kinh tế, mỗi cá nhân ai cũng mong muốn tìm ra điểm khác giữa hai ngành này. Về cơ bản, sinh viên ngành Luật sẽ được học về các quy định pháp luật áp dụng trong đời sống, kinh doanh hay quản lý,… còn sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị những kiến thức về pháp luật trong kinh doanh và xử lý các vấn đề trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Đối với ngành Luật

Chương trình học: Sinh viên sẽ được học chuyên sâu về luật pháp; được đào tạo phán đoán sự việc; được học các phương pháp như phương pháp vận dụng, phương pháp xử lý một vấn đề; cách thức giúp người dân hay cơ quan đơn vị xử lý vấn đề pháp luật,…
Kiến thức chuyên sâu: sinh viên ngành Luật sẽ được học rất nhiều luật như: luật lao động, luật hành chính, luật đất đai, luật dân sư, luật hình sự, luật thương mại, luật hành chính,…
Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, các sinh viên Luật còn được học những kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

Đối với ngành Luật kinh tế

Chương trình học: Sinh viên sẽ được học chuyên sâu về các luật kinh doanh thương mại; được đào tạo giải quyết các tình huống trong hoạt động kinh doanh; xử lý các vấn đề này sinh trong các hoạt động kinh doanh,….
Kiến thức chuyên sâu: sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ được học luật liên quan đến kinh doanh như: luật thương mại, luật tài chính – ngân hàng, luật cạnh tranh, luật lao động,…
Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên Luật kinh tế còn được học các cách vận dụng quy định pháp luật để tham gia tư vấn, bào chữa cho các đơn bị tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.

Vị trí công việc của luật và luật kinh tế

Khi đưa ra câu hỏi: “Nên học luật hay luật kinh tế?”, chắc hẳn các bạn cũng sẽ quan tâm đến vị trí công việc và cơ hội làm việc của từng ngành.
Đối với sinh viên ngành Luật, các bạn sinh viên có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau tùy theo năng lực và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Một số công việc phổ biến của sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp:
  • Chuyên viên tư vấn luật pháp tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp
  • Thẩm phán, luật sư
  • Kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế của một cơ quan tổ chức, doanh nghiệp
  • Trở thành trợ giảng, giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng,…
  • Làm việc trong các văn phòng luật, công ty luật tư nhân
Đối với sinh viên ngành Luật kinh tế, các bạn sinh viên cũng không hề khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm vì ngành này đang trong thực trạng “ khan hiếm”, các bạn sinh viên có nhiều cơ hội việc làm trong nước lẫn ngoài nước. Một số công việc cho sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp:
  • Trở thành trợ giảng, giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng,…
  • Chuyên viên pháp lý, đảm nhận những công việc như đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng kinh doanh giữa các doanh nghiệp
  • Làm việc cho tòa án, viện kiểm sát,…
  • Làm việc trong các văn phòng luật sư hoặc công ty luật tư nhân
Rất nhiều các bạn học sinh phân vân, đặt câu hỏi: “ Nên học luật hay luật kinh tế?”, nhất là các bạn học sinh cuối cấp đang tìm hiểu, định hướng ngành nghề phù hợp với bản thân mình để đăng ký tham gia kỳ thi đại học. Với những ý đã nói ở trên, các bạn có thể thấy rằng dù học Luật hay Luật kinh tế thì các bạn sinh viên cũng đều được trang bị kiến thức đầy đủ, các kỹ năng mềm và đều có nhiều cơ hội nghề nghiệp như nhau.

Tùy theo sở thích và đam mê của mỗi cá nhân mà các bạn chọn và định hướng nghề nghiệp cho mình. Tuy nhiên, đối với Luật kinh tế sẽ có môi trường năng động hơn, có thể làm việc cả trong nước và ngoài nước, và cần có khả năng tư duy, logic trong kinh doanh. Còn đối với ngành Luật, sinh viên sẽ làm được nhiều lĩnh vực hơn không chỉ trong kinh doanh mà còn làm những lĩnh vực liên quan đến đời sống và luật pháp Nhà nước.

Trường Đại học Trưng Vương xét tuyển học bạ THPT

Các ngành xét tuyển: 
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến Zalo: 0816666119
081.6666.119